Giá Trần Là Gì? Cách Tính Giá Trần Chứng Khoán Chuẩn Nhất 2023
“Giá trần là gì?” chính là một câu hỏi thường gặp trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán (cổ phiếu,…), kinh tế vĩ mô, thị trường tự do,…
Trong bài viết này, HDBank sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời cho câu hỏi trên cũng như là phân biệt giá trần (Price Ceiling) với mức giá tham chiếu và giá sàn của hàng hóa. Hãy tham khảo nhé!
Mục Lục
Giá trần là gì?
Bạn có đang tò mò về khái niệm của giá trần hay là không? Nếu có thì không thể nào bỏ qua thông tin dưới đây mà chúng tôi cung cấp đâu nhé!
Giá trần trong chứng khoán là như thế nào?
Giá trần trong chứng khoán là mức giá tối đa mà NĐT có thể đặt lệnh bán hay mua chứng khoán vào thời điểm giao dịch.
Khi ấy, NĐT không thể nào mua với mức giá cao hơn giá trần được niêm yết. Mà họ chỉ có thể đặt lệnh bán và mua chứng khoán giới hạn trong khoảng giá trần được đưa ra mà thôi.
Nếu như nhà đầu tư đặt ngoài mức giá đó thì hệ thống sẽ hiện ra thông báo lỗi và không thể nào đặt được.
Mỗi sàn giao dịch thì sẽ có mức giá trần chứng khoán riêng, không sàn nào giống sàn nào cả. Và mỗi loại cổ phiếu thì có 1 mức giá trần riêng của nó.
>>>Xem thêm: Fibonacci Là Gì
Giá trần là gì trong kinh tế vĩ mô?
Giá trần chính là mức giá cao nhất mà Nhà nước quy định người bán cần phải chấp hành theo.
Mục đích của của việc này là nhà nước muốn bảo vệ người tiêu dùng. Khi giá cân bằng quá cao, nhà nước đưa ra giá trần thấp hơn nhằm giúp người tiêu dùng có thể mua sản phẩm hàng hóa với một mức giá thấp.
Nhờ vậy, những người có thu nhập không cao vẫn có thể tiếp cận, mua và tiêu dùng những hàng hóa thiết yếu, quan trọng.
Và chính sách giá trần sẽ được sử dụng ở một vài thị trường như là: thị trường vốn, chứng khoán, nhà ở,…
Giá trần là gì trong thị trường tự do?
Trong thị trường tự do, trạng thái cầu > cung cũng chỉ là tạm thời mà thôi. Bởi vì, điều đó hình thành nên áp lực tăng giá dẫn đến tình trạng dư cầu dần dần không còn nữa. Khi ấy, thị trường sẽ được dịch chuyển về trạng thái cân bằng.
Tuy nhiên, tại thị trường này, quy định của nhà nước về giá trần sẽ làm cho giá cả không thể tăng quá mức giá trần. Vấn đề này làm cho thị trường không trở về vị trí cân bằng được.
Thiếu hụt hàng hóa sẽ gây ra những hậu quả như sau:
- Nhiều khách hàng không thể mua được hàng hóa ở mức đó để đáp ứng được nhu cầu của cá nhân.
- Xuất hiện tình trạng xếp hàng để mua hàng hóa, điều đó sẽ làm tiêu tốn thời gian của bạn rất nhiều.
- Tạo cơ hội cho thị trường ngầm nảy sinh.
Ví dụ về giá trần
Bạn có thể hiểu rõ hơn về giá trần thông qua ví dụ sau. Đó là:
Vào ngày 16 tháng 5 năm 2022, tại sàn Hose mã chứng khoán Vinamilk thì giá trần là 70,700 VND/ cổ phiếu, NĐT chỉ có thể đặt lệnh giao dịch chứng khoán là 70,700 VND/ cổ phiếu. Chứ không thể nào đặt lệnh thấp hơn hay cao hơn mức đó.
Những quy định về giá trần chứng khoán
Ở bảng giá chứng khoán niêm yết tại những sở giao dịch thì từng mức giá sẽ được quy định theo màu sắc để các NĐT không bị nhầm lẫn. Theo quy định của HOSE và HNX thì giá trần chứng khoán sẽ có màu tím.
Bên cạnh đó, tại những doanh nghiệp chứng khoán, NĐT sẽ có quyền đọc giá trần thông qua cách nhìn vào các ký hiệu. Khi ấy, giá trần sẽ có thêm ký hiệu là CE (có nghĩa là Ceiling). Còn giá sàn thì được thêm ký hiệu là FL (sàn) ở kế bên.
Đặc biệt, giá trần trong thị trường chứng khoán sẽ được dùng quy tắc làm tròn nhằm giải quyết các vấn đề khi tích của biên độ dao động và giá tham chiếu cho ra kết quả số lẻ.
Nhờ những quy định đó, NĐT sẽ dễ dàng hơn trong việc phân biệt và tìm hiểu sâu hơn về chứng khoán.
Điểm khác nhau giữa giá tham chiếu, giá trần, giá sàn là gì?
Đâu là những điểm khác nhau giữa giá trần – tham chiếu – sàn? Câu trả lời sẽ nằm trong bảng mà chúng tôi cung cấp dưới đây nhé! Cụ thể là:
Giá tham chiếu | Giá trần | Giá sàn |
– Giá tham chiếu chính là giá đóng cửa của ngày giao dịch trước đó.- Từng sàn giao dịch khác nhau sẽ có cách tính toán giá tham chiếu khác nhau. Cụ thể là:Sàn HOSE: Giá tham chiếu của CP hay CCQ đang giao dịch chính là giá đóng cửa của ngày giao dịch trước đó là gần nhất.Sàn HNX: Giá tham chiếu được tính bằng giá đóng cửa của ngày giao dịch kế tiếp trước đó.Sàn UPCOM: Giá tham chiếu chính là giá trị trung bình gia quyền của những giá giao dịch bằng cách khớp lệnh không ngừng nghỉ của ngày giao dịch trước đó gần nhất. | – Đây chính là mức giá tối đa mà nhà đầu tư có thể thực hiện việc mua hay bán chứng khoán ở ngày GD.- Công thức tính là:Giá trần = Giá tham chiếu * (100% + Biên độ dao động).- Trên bảng giá thì màu sắc mà giá trần được thể hiện là màu tím. | – Giá sàn chính là mức giá tối thiểu mà NĐT có thể thực hiện lệnh mua hay bán chứng khoán ở ngày GD.- Công thức tính là:Giá sàn = Giá tham chiếu * (100% – Biên độ dao động).- Trên bảng giá thì màu sắc mà giá sàn được thể hiện là màu xanh da trời. |
>>>Xem thêm: VWAP Là Gì
Hướng dẫn cách tính giá trần trong giao dịch chứng khoán
Bạn có thể tính được giá trần trong giao dịch chứng khoán dựa vào giá trị của giá tham khảo và biên độ dao động. Cụ thể như sau:
- Giá trần = Giá tham chiếu * (100% + Biên độ dao động).
Trong đó thì:
Giá tham chiếu
Giá tham chiếu chính là giá đóng cửa của ngày giao dịch trước đó. Từng sàn giao dịch khác nhau sẽ có cách tính toán giá tham chiếu riêng. Do đó, bạn đừng nhầm lẫn để rồi tạo ra kết quả giá trần không đúng nhé!
Biên độ dao động
Biên độ dao động chính là từ biểu hiện số phần trăm của giá cổ phiếu có thể giảm hay tăng trong 1 phiên GD. Nói nôm na thì giá sàn hay trần của một phiên GD sẽ bằng giá chiếu trừ/ cộng biên độ dao động.
Từng sàn sẽ có biên độ dao động khác nhau theo mỗi trường hợp, cụ thể như sau:
- Biên độ dao động của sàn HOSE: Biên độ dao động là 7%.
- Biên độ dao động của sàn HNX: Biên độ dao động là 10%.
- Biên độ dao động của sàn UPCOM: Biên độ dao động là 15%.
Chính vì thế, quý khách hàng hãy lựa chọn số phần trăm phù hợp và chính xác nhất để thực hiện phép tính và cho ra kết quả đúng.
Một số câu hỏi liên quan tới giá trần
Bên dưới là một số câu hỏi liên quan đến giá trần mà chúng tôi – HDBank đã thu thập được, các bạn hãy tham khảo để cập nhật thông tin và tin tức một cách nhanh chóng nhất nhé!
Giá sàn là gì?
Giá sàn chính là mức giá tối thiểu mà các nhà đầu tư được thực hiện hành động mua hay bán chứng khoán ở ngày GD.
Để có thể tính toán giá sàn một cách chuẩn xác nhất thì các nhà đầu tư có thể sử dụng công thức dưới đây nhé! Cụ thể chính là:
- Giá sàn = Giá tham chiếu * (100% – Biên độ dao động).
Có một điều đặc biệt chính là, nếu như bạn muốn tìm giá sàn trên bảng giá thì hãy nhìn vào màu xanh da trời. Bởi vì, màu đó chính là màu thể hiện cho mức giá này.
Giá tham chiếu là gì?
Giá tham chiếu trên thị trường được hiểu là là giá đóng cửa của ngày giao dịch trước đó.
Mỗi sàn GD sẽ có phương thức tính toán giá tham chiếu riêng biệt. Và sau đây là những sàn giao dịch mà bạn không thể nào bỏ qua được. Đó chính là:
- Sàn HOSE: Giá tham chiếu của CP hay CCQ đang giao dịch chính là giá đóng cửa của ngày giao dịch trước đó là gần nhất.
- Sàn HNX: Giá tham chiếu được tính bằng giá đóng cửa của ngày giao dịch kế tiếp trước đó.
- Đối với sàn UPCOM: Giá tham chiếu chính là giá trị trung bình gia quyền của những giá giao dịch bằng cách khớp lệnh không ngừng nghỉ của ngày giao dịch trước đó gần nhất.
Mục tiêu áp dụng giá trần là gì?
Nhà nước đưa ra mức giá trần chính là nhằm mục tiêu là muốn giúp người tiêu dùng có thể sử dụng các hàng hóa quan trọng với mức giá thấp nhất có thể. Nhờ đó, cho dù bạn là người có thu nhập thấp hay cao thì vẫn được thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của mình.
>>>Xem thêm: Mô Hình ABCD
Trên đây là những nội dung mà HDBank cung cấp nhằm giúp bạn trả lời được câu hỏi “Giá trần là gì?” cũng như là cách tính giá trần chứng khoán chuẩn nhất 2022. Cùng với đó là một số thông tin liên quan tới giá trần mà bạn không thể nào bỏ qua được. Nếu thấy bài viết hay và bổ ích thì hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé!