lua-dao-chuyen-tien-qua-internet-banking

Vạch Trần Những Chiêu Lừa Đảo Chuyển Tiền Qua Internet Banking 

Lừa đảo chuyển tiền qua Internet Banking là chuyện mà nhiều người mắc phải. Những kẻ xấu có đủ thủ đoạn giả mạo thành những người khác nhau để khiến nhiều người bị lừa gạt bằng cách chuyển tiền hoặc đưa họ mã OTP . Hãy cùng HDBank Career tìm hiểu. 

nguyen nhan khach hang bi lua dao chuyen tien qua interrnet banking

Nguyên nhân khách hàng bị lừa đảo chuyển tiền qua Internet Banking

Hiện nay vì có rất nhiều người lựa chọn việc chuyển tiền thông qua dịch vụ Internet Banking của các ngân hàng như Agribank, Vietcombank, Vpbank,… vì tính thuận tiện và dễ sử dụng của chúng. Tuy nhiên một số người cả tin đã bị lừa gạt chuyển tiền qua dịch vụ này. 

Tệ nạn lừa đảo này ngày càng phổ biến hơn với hàng loạt những chiêu trò ngày một tin vi bằng việc lợi dụng lòng tin và nắm bắt được kẻ hở của mạng lưới Internet. Việc này gây cho khách hàng và các ngân hàng đều bị ảnh hưởng về tài sản và uy tín. 

Theo thống kê được tính đến hiện nay có nhiều nguyên nhân thường gặp khi bị lừa đảo chuyển tiền qua Internet Banking. 

  • Khách hàng chủ quan và không tìm hiểu kỹ về đối tượng giao dịch qua các trang mạng xã hội như facebook, zalo có uy tín không thì đã chuyển tiền dù chưa nhận được hàng đã đặt. 
  • Những hacker giả làm người thân, bạn bè và liên hệ nhằm lừa đảo người bị hại chuyển tiền không cần kiểm tra lại. 
  • Tin vào việc nhận được các phần thưởng có giá trị lớn thông qua những lời dụ dỗ ngon ngọt của kẻ lừa đảo và chuyển tiền để hoàn tất thủ tục theo yêu cầu của kẻ xấu. 
  • Chuyển nhầm tài khoản lạ và không được hoàn trả lại mà có ý định chiếm đoạt luôn số tiền đó.  

Những chiêu trò lừa đảo chuyển tiền qua Internet Banking thường gặp

Giả mạo những nhân viên ngân hàng 

Thường sẽ có 2 kịch bản được người xấu dựng lên như:

  • Anh chị có món tiền trên hệ thống cần chờ nhận hãy cung cấp mã OTP để được hướng dẫn nhận tiền, 
  • Hoặc Anh chị đã trúng một giải thưởng tri ân khách hàng của ngân hàng để xác nhận chính chủ xin hãy cung cấp OTP để được hỗ trợ nhận sớm nhất. 

Như đã thấy trường hợp đầu tiên thì tội phạm sẽ xưng là nhân viên ngân hàng và thông báo rằng bạn có một số tiền cần được nhận để đánh vào tâm lý của người bị hại để họ cung cấp số CMND hoặc CCCD và mã OTP để hoàn tất thủ tục. 

Xem thêm: Internet Banking Standard Chartered

Trường hợp thứ hai xảy ra thường xuyên hơn khi thông báo bạn có món quà , phần thường cần nhận và bạn sẽ phải cung cấp cho họ đầy đủ mã OTP, số tài khoản và mật khẩu để ngân hàng có thể tiến hành trao thưởng đúng người. 

Trên thực tế thì không có ngân hàng nào yêu cầu người dùng phải cung cấp mã OTP cả. Và hiện nay các ngân hàng cũng khuyến cáo không được cung cấp mã OTP, mật khẩu cho bất kỳ ai kể cả ngân hàng. Những một số người vẫn nhầm lẫn và bị lừa mất tài sản. 

Thực tế chỉ có những kẻ lừa đảo muốn lấy OTP từ mình vì những lý do sau: 

  • Chúng lấy được OTP đồng nghĩa với việc có thể đăng nhập vào tài khoản Internet banking của bạn và dễ dàng đổi mật khẩu. Lấy cắp luôn tài khoản và dùng chúng để tiếp tục lừa bạn bè, người thân bạn. 
  • Đồng thời khi đăng nhập được tài khoản chúng có thể thực hiện các lệnh chuyển tiền và lấy tất cả tài sản bạn có. 
  • Muốn lừa đảo tài sản của bạn.

Giả mạo cơ quan chức năng để điều tra

Có rất nhiều trường hợp bạn sẽ bị một số điện thoại lạ gọi và xưng là công an và thông báo tài khoản của bạn đang bị đối tượng xấu xâm nhập bất hợp pháp và yêu cầu cung cấp cho họ mật khẩu, cung cấp số tài khoản để hợp tác điều tra. 

Đối với những người yếu bóng vía hoặc sợ thì chắc chắn sẽ đưa ngay, khiến nhiều người bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản. 

Chuyển tiền để nhận các phần thưởng có giá trị

Cũng giống như vụ giả dạng ngân hàng để tặng thưởng thì những kẻ giang khác cũng sẽ tìm gọi đến các đối tượng nhẹ dạ và nói rằng có phần quà từ công ty nào đó và họ chính là người  may mắn. Để nhận quà thì cần chuyển một khoản tiền để chắc chắn nhận quà. 

Lừa đảo chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng bằng cách giả danh người thân, bạn bè

Đây là cách rất thường xuyên gặp và là chiêu thức cũ. Tội phạm sẽ sử dụng tin nhắn hoặc hack các nick facebook của một người nào đó và nhắn tin cho những người trong list friend và nhờ chuyển tiền vào tài khoản. 

Kẻ xấu sẽ gửi hàng loạt các tin nhắn như vậy cho tất cả các bạn bè người thân nạn nhân và nếu không cẩn thận kiểm tra lại thì sẽ rất nhiều người mắc bẫy. 

Xem thêm: Đăng Ký Internet Banking Sacombank 

Thủ đoạn lừa đảo chuyển tiền từ nước ngoài

Hoặc gửi và nhờ bạn bấm vào đường link và đăng nhập tài khoản để nhận tiền dùm từ nước ngoài gửi về. Nhưng đó chính là cái bẫy khi nhập thông tin mình vào thì chúng sẽ khiến mình mất hết dữ liệu và cả tiền trong ngân hàng. 

Hoặc đùng nick facebook ảo để vào hứa hẹn với bạn sẽ gửi quà về , mặt khác chúng giả làm hải quan để bắt mình đóng tiền thuế để được nhận hàng. Sau khi chuyển tiền thì bên lừa đảo cũng bốc hơi không thấy đâu. 

Số tiền lừa gạt người khác có thể lên đến vài trăm triệu và khiến cuộc sống gia đình của nhiều nạn nhân bị ảnh hưởng không ít. Vì vậy các chị em cần cảnh giác không nên nghe theo lời ngon ngọt của người lạ. 

Không được nhận hàng khi thanh toán trước khi mua hàng online 

Mua hàng online trong thời kỳ đại hiện đại vô cùng quen thuộc với mọi người. Người bán hàng cũng từ đó dần chuyển sang bán hàng qua livestream, facebook, website nhiều hơn. Có nhiều hình thức thanh toán là thanh toán trước hoặc sau khi nhận hàng. 

Và những kẻ lừa đảo cũng dùng cách này để lừa khách hàng chuyển khoản trước số tiền mua đồ rồi mới gửi đồ với lý do là sợ bị bom hàng và thật chất khi bạn chuyển tiền thì lập tức nick ảo kia sẽ biến mất và không có món đồ nào được gửi về.

Rất nhiều người đã bị lừa đảo bằng cách thức này và hiện nay cũng không có nhiều shop bán đồ và yêu cầu khách hàng chuyển khoản trước. Vì thế nếu tin tưởng thì bạn hãy gửi tiền trước để tránh bị mất tiền. 

Bị lừa chuyển tiền qua tài khoản có lấy lại được không?

bi lua chuyen tien qua tai khoan co lay lai duoc khong?

Trong nhiều trường hợp rất khó để có thể lấy lại được số tiền bị mất. Bởi vì kẻ lừa đảo luôn biết cách để các con mồi không lần ra được thông tin chính xác của mình. Và vì các tên tài khoản trùng tên rất nhiều nên ta sẽ khó tìm ra chủ sở hữu. 

Nếu nhờ đến cơ quan chính quyền thì họ sẽ dùng nghiệp vụ để điều tra và có hướng giải quyết kịp thời và bắt kẻ lừa đảo. 

Những cách lấy lại tiền đã chuyển khoản qua Internet Banking

Tố cáo số tài khoản ngân hàng lừa đảo cho ngân hàng

Nếu vừa chuyển tiền và phát hiện hoặc nghi ngờ hành vi lừa đảo qua Internet banking thì điều cần làm trước hết là liên hệ với ngân hàng đang sử dụng để nhờ họ khóa tài khoản lại. Và các nhân viên sẽ hỗ trợ bằng cách phong tỏa số tiền mới gửi vào tài khoản của kẻ xấu. 

Khi làm như vậy có nghĩa là tài khoản bên kia bị khóa tạm thời nên sẽ không lấy được tiền của bạn. Bạn cần đến ngân hàng của người hưởng thụ và trình bày sự việc.  

Xem thêm: Đăng Ký Internet Banking SeAbank 

Nhân viên ngân hàng kiểm tra lại thông tin bị lừa đảo chuyển tiền qua Internet Banking

Sau khi xác nhận lại về sự trình báo của khách hàng thì ngân hàng sẽ rà soát thông tin chủ tài khoản và tiến hành chuẩn bị những đơn kiện lừa đảo cho bạn. Nếu như xét hành vì chiếm đoạt tài sản với con số khá lớn thì người lừa đảo sẽ bị giam giữ tối đa 2 năm. 

Các hồ sơ chuẩn bị để nộp lên cơ  quan chức năng cần có : Đơn khởi kiện, giấy tờ tùy thân như CCCD, hộ khẩu, giấy xác nhận của ngân hàng, sao kê lịch sử giao dịch với kẻ lừa đảo.  

Trình báo lên cơ quan chức năng tiếp nhận và khởi kiện 

Nếu không đòi lại được tài sản bị mất hoặc không tìm thấy thông tin kẻ lừa đảo thì ta nên làm đơn trình báo cơ quan ngay. Nếu có thông tin của bên lừa thì nên trình báo công an ở nơi người đó cư trú, nếu không thì trình báo công an khu vực của mình đang sống. 

Đây là cách tiết thực nhất nếu muốn lấy lại tài sản nếu bị lừa đảo. Khi công an tìm được đường dây hoặc người chủ mưu thì sẽ có biện pháp đòi lại giúp bạn tài sản.  

Lưu ý bạn cần cung cấp các chứng cứ chuyển tiền qua internet banking khi tố giác đối tượng. Nhất là lịch sử giao dịch tài chính với họ, cần có người làm chứng hoặc các bản thỏa thuận khác. 

Những mức phạt đối với người lừa đảo chuyển tiền qua Internet Banking

nhung muc phat doi voi nguoi lua dao chuyen tien qua internet banking

Theo quy định của pháp luật tại điểm c khoản 1 điều 15 nghị định 144/2021/ NĐ-CP sẽ xử phạt hành theo từng mức độ vi phạm hành chính từ 2.000.000 – 3.000.000 đồng. Đối với những trường hợp chiếm đoạt nhiều sẽ bị phạt từ 2 đến 50 triệu đồng. 

Trong các trường hợp sau thì người có tội phải cải tạo không giam giữ 3 năm hoặc ở tù 6 tháng đến 3 năm tùy mức độ. 

  • Đã bị kết án tối này theo các quy định của Bộ luật này, chưa được xóa án mà vẫn tái phạm.
  • Đã bị xử phạt về hành chi chiếm đoạt tài sản 
  • Gây ảnh hưởng đến an toàn xã hội, an ninh, trật tự. 
  • Tài sản là phương tiện, kỷ vật có giá trị để nuôi sống người bị hại và gia đình của họ.

Ngoài ra nếu chiếm đoạt tài sản từ 200.000.000 – 500.000.000 đồng. Hoặc từ 50.000.000 – 200.000.000 đồng và thuộc một trong các trường hợp trên thì người bị phạt sẽ hưởng án tù từ 7 đến 15 năm. 

Chiếm đoạt tài sản từ 500.000.000 đồng trở lên hoặc từ 200.000.000 – 500.000.000 đồng và thuộc một trong các trường hợp trên sẽ bị phạt từ 12 đến 20 năm. Những người lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh hay khẩn cấp có thể bị phạt từ 10 đến 100 triệu đồng. 

Thời gian để nhận lại tiền bị lừa đảo chuyển tiền qua Internet Banking mất bao lâu?

Hiện vẫn chưa thể thống kê thời gian để lấy lại số tiền bị lừa vì nó dựa trên nhiều yếu tố như tình huống người bị hại gặp phải, đối tượng lừa đảo là cá nhân hay thuộc một đường dây. Đòi hỏi cơ quan pháp luật can thiệp cần nhiều thời gian truy tìm và xử lý.

Tùy vào mức độ quy mô của đối tượng mà có thể tìm thấy chúng trong vòng 1 tuần hoặc vài tháng có nhiều vụ đến vài năm mới có thể điều tra ra.  

Xem thêm: Chuyển Tiền Ghi Sai Số Tài Khoản 

Lưu ý mà mọi người cần biết để tránh việc lừa đảo chuyển tiền qua Internet Banking 

luu y ma moi nguoi can biet de tranh viec lua dao chuyen tien qua internet banking

Vì để tránh những trường hợp không đáng có thì ta cần phải chú trọng bảo vệ tài sản và lưu ý một số điều sau, vì khi mất tài sản sẽ rất khó để lấy lại được, hoặc tốn nhiều thời gian. 

  • Cẩn trọng với những số lạ và các tin nhắn gửi vào email với mục đích lừa đảo tiền thì ta nên liên hệ với các cơ quan và nhắc đến các đối tượng phạm tội để được hỗ trợ.
  • Không nhấn vào các đường dẫn từ tin nhắn hay email vì có thể tạo điều kiện cho kẻ xấu đánh cắp thông tin của mình. 
  • Nếu nhận được tin nhắn nhờ mượn tiền và giao dịch qua internet banking thì cần gọi video call để xác nhận đúng người thì mới chuyển. 
  • Nếu phát hiện ra dấu hiệu bị kẻ xấu lừa thì phải báo ngay với ngân hàng để kịp khóa tài khoản. 
  • Kiểm tra thông tin trang cá nhân của đối tượng giao dịch có phải là thật không. Nếu nghi ngờ thì cần cảnh báo với bạn bè, người thân cảnh giác và không nên giao dịch.
  • Phải giữ vững tâm lý và không được dễ tin vào những lời đe dọa từ bất cứ đối tượng giả mạo thông qua điện thoại. 
  • Nên cập nhật các thông tin về công nghệ lừa đảo và chiêu trò, cách thức của kẻ gian để tránh. 

Bài viết trên đây HDBank muốn cho bạn biết thêm nhiều hình thức lừa đảo chuyển tiền qua Internet Banking. Để người dùng bất cứ dịch vụ này của ngân hàng từ Agribank, vietcombank,.. phải tìm hiểu kỹ đối tượng trước khi giao dịch để tránh bị lừa gạt tài sản.

Mong rằng các nội dung mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp ích cho bạn và những người thân xung quanh để biết cách đối phó với bất cứ trường hợp xấu nào.  

Similar Posts

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *