mua bao hiem y te o dau

Mua Bảo Hiểm Y Tế Ở Đâu? Thủ Tục Và Mức Đóng BHYT Cho Từng Đối Tượng

Hiện nay, BHYT là một hình thức bảo hiểm bắt buộc mà mọi đối tượng đều phải mua. Nó hỗ trợ rất nhiều khi bạn gặp phải các vấn đề không may về sức khỏe, cần phải khám chữa bệnh. Vậy thì mua bảo hiểm y tế ở đâu, thủ tục đăng ký mua ra sao, quyền lợi như thế nào? Đó chính là những thắc mắc mà nhiều người dân gặp phải.

Để giải đáp tất cả những thắc mắc đó, hãy cùng HDBank Career tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!

mua bao hiem y te o dau va thu tuc ra sao

Bảo hiểm y tế là gì?

Bảo hiểm y tế là loại bảo hiểm bắt buộc được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe với từng đối tượng theo quy định của bộ Luật Nhà nước mà không vì mục đích lợi nhuận nào theo quy định tại khoản 1, điều 2 Luật bảo hiểm y tế năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014.

Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

doi tuong tham gia bao hiem y te

Đối tượng tham gia vào BHYT được chia làm 06 nhóm theo Căn cứ Chương I, Nghị định 146/2018/NĐ-CP:

  • Nhóm người lao động, cán bộ, công viên chức, người sử dụng lao động.
  • Nhóm người được cơ quan BHXH đóng.
  • Nhóm người được ngân sách nhà nước hỗ trợ.
  • Nhóm người được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần.
  • Nhóm học sinh, sinh viên.
  • Nhóm tham gia đóng BHYT theo hộ gia đình.

>>>Xem thêm: Có nên mua bảo hiểm nhân thọ

Mua bảo hiểm y tế ở đâu?

Căn cứ chương I Nghị định 146/2018/NĐ-CP, Điều 31 Quy trình tại Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 (sửa đổi bởi Quyết định 505/QĐ-BHXH ngày 27/03/2020) hiện nay, đối tượng tham gia vào BHYT được quy định chia làm 06 nhóm, với mỗi nhóm đối tượng sẽ thực hiện mua BHYT tại mỗi địa điểm khác nhau, cụ thể:

  • Người lao động, cán bộ, công viên chức, người sử dụng lao động: tham gia BHYT theo hợp đồng lao động tại các doanh nghiệp, đơn vị nơi mình làm việc.
  • Người được cơ quan BHXH đóng BHYT: đến Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan BHXH.
  • Người được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng BHYT: đăng ký tại Ủy ban nhân dân xã.
  • Người được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần BHYT: đăng ký tại các đại lý thu hoặc cơ quan BHXH.
  • Học sinh, sinh viên: đăng ký bảo hiểm y tế tại nhà trường đang học.
  • Người tham gia BHYT theo hộ gia đình: đăng ký mua BHYT tại đại lý thu hoặc cơ quan BHXH.

>>>Xem thêm: Có nên mua bảo hiểm Ace Life

Hồ sơ và thủ tục đăng ký bảo hiểm y tế

ho so va thu tuc dang ky bao hiem y te

Hồ sơ

Căn cứ Điều 25 Quy trình tại Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 (sửa đổi bởi Quyết định 505/QĐ-BHXH ngày 27/03/2020), hồ sơ tham gia BHYT bao gồm các loại giấy tờ sau:

  • Tờ khai tham gia Bảo hiểm y tế (Mẫu TK1-TS).
  • Sổ hộ khẩu.
  • Chứng minh nhân dân.
  • Thẻ BHYT còn hạn (nếu có).
  • Đối với trường hợp người tham gia BHYT đã hiến tặng bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật thì kèm theo giấy ra viện có ghi rõ “đã hiến bộ phận cơ thể”.
  • Trường hợp đối tượng tham gia được hưởng quyền lợi Bảo hiểm y tế cao hơn cần bổ sung thêm các Giấy tờ minh chứng (nếu có) theo Phụ lục 03 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017.

>>>Xem thêm: Có nên mua bảo hiểm Manulife

Thủ tục

Thủ tục tham gia BHYT được thực hiện theo quy định tại Điều 31 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 (sửa đổi bởi Quyết định 505/QĐ-BHXH ngày 27/03/2020), cụ thể thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ tham gia BHYT

Bước 2: Nộp hồ sơ và đóng phí BHYT cho đơn vị, đại lý bán BHYT tự nguyện.

  • Người lao động, cán bộ, công viên chức, người sử dụng lao động: hàng tháng doanh nghiệp, đơn vị nơi đang làm việc sẽ trích từ lương của bạn để đóng BHYT.
  • Người được cơ quan BHXH đóng BHYT: nộp hồ sơ cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan BHXH mà không phải mất phí đóng tiền BHXH.
  • Người được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng BHYT: đăng ký và nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân xã và không phải mất phí đóng tiền BHXH.
  • Người được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần BHYT: nộp hồ sơ đăng ký tại các đại lý thu hoặc cơ quan BHXH và đóng phí tương ứng.
  • Học sinh, sinh viên: đăng ký và đóng tiền bảo hiểm y tế tại nhà trường đang học.
  • Người tham gia BHYT theo hộ gia đình: nộp hồ sơ và đóng phí BHYT tại đại lý thu hoặc cơ quan BHXH.

Bước 3: Người đăng ký tham gia bảo hiểm y tế nhận thẻ tại nơi mà mình đã nộp hồ sơ và phí.

Mức đóng bảo hiểm y tế

muc dong bhyt

Đối tượng không mất phí khi tham gia BHYT

  • Nhóm do cơ quan BHXH hỗ trợ đóng như người đang hưởng lương hưu, trợ cấp cho người không có khả năng lao động hàng tháng,…
  • Nhóm do ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng như cựu chiến binh, người có công với cách mạng,…
  • Nhóm đối tượng do người sử dụng lao động đóng: thân nhân của công nhân, viên chức quốc phòng, thân nhân của công an nhân dân,…
  • Học viên đào tạo sĩ quan dự bị từ 3 tháng trở lên. 

>>>Xem thêm: Bảo hiểm Chubb Life có tốt không

Đối tượng mất phí khi tham gia BHYT

Hộ gia đình: 

  • Người thứ nhất: Phí hàng tháng = 4,5% mức lương cơ sở (Theo như mức lương cơ sở hiện nay là 1.490.000 đồng.)
  • Lần lượt từ người thứ 2, thứ 3, thứ 4 đóng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất.
  • Kể từ người thứ 5 trở đi đều có mức phí là 40% người thứ nhất.

Học sinh, sinh viên: Mức hỗ trợ tối thiểu là 30% TLCS.

Hộ gia đình cận nghèo: Mức hỗ trợ tối thiểu là 70% TLCS.

Các quyền lợi được hưởng khi mua bảo hiểm y tế

cac quyen loi duoc huong khi mua bhyt

Căn cứ vào Điều 22, Luật BHYT số 01/VBHN-VPQH quy định rõ ràng về quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế.

Khám chữa bệnh đúng tuyến

Các đối tượng sau được chi trả 100% chi phí khám chữa bệnh: 

  • Trẻ em dưới 6 tuổi.
  • Người có công với cách mạng.
  • Đối tượng thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng.
  • Đối tượng thuộc hộ gia đình nghèo, người dân tộc thiểu số sống tại vùng sâu vùng xa.

Đối với các đối tượng sau thì được chi trả 95% chi phí khám bệnh:

  • Đối tượng thuộc gia đình cận nghèo.
  • Thân nhân của người có công đối với cách mạng.
  • Người hưởng lương hưu, trợ cấp không có khả năng lao động hàng tháng.

Những đối tượng còn lại áp dụng mức chi trả là 80% chi phí khám chữa bệnh.

>>>Xem thêm: Bảo hiểm khoản vay là gì

Khám bệnh trái tuyến

  • Khám chữa bệnh tại bệnh viện thuộc tuyến trung ương sẽ được chi trả 40% chi phí điều trị nội trú.
  • Khám bệnh và điều trị tại bệnh viện tuyến tỉnh trên cả nước sẽ được chi trả 100% chi phí điều trị nội trú.

Sau khi đăng ký mua bảo hiểm y tế thì bao lâu được cấp thẻ?

Theo Khoản 1 Điều 30 Quyết định 595/QĐ-BHXH về vấn đề cấp thẻ BHYT nêu rõ: Người tham gia BHYT sau khi hoàn thành và nộp đầy đủ hồ sơ cho cơ quan BHXH thì sẽ được cấp thẻ trong thời vòng 5 ngày. Và đặc biệt đối với người hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ được cấp thẻ không quá 2 ngày sau khi cơ quan phát hành thẻ nhận đủ hồ sơ.

>>>Xem thêm: Bảo hiểm nhân thọ TCA

Bài viết trên là toàn bộ những thông tin xoay quanh việc “mua bảo hiểm y tế ở đâu” do HDBank Career cung cấp đến bạn đọc. Rất mong bài viết sẽ cho bạn thêm nhiều kiến thức thật hay và bổ ích.

Similar Posts

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *